Chúng ta vẫn thường nghe nói đến câu “Trai mùng một, gái ngày rằm”, dùng để ám chỉ những đứa trẻ được sinh vào hai ngày này sẽ khó nuôi, khó dạy bảo. Vậy còn vào thời điểm con người qua đời thì sao? Người chết vào ngày rằm tốt hay xấu? Hãy cùng Hoa Viên Nirvana tìm hiểu kỹ hơn về điều này nhé!
Nội dung bài viết
Ý nghĩa của ngày rằm theo quan niệm Phật Giáo
Với những ai theo đạo Phật, ngày rằm là ngày mà các vị Phật tử thọ chay, tức sẽ chỉ sử dụng, ăn uống các món chay trong ngày, đặc biệt là vào những ngày rằm lớn như Rằm Tháng Giêng, Rằm tháng 4, Rằm tháng 7 và Rằm tháng 10. Không chỉ ăn chay, những ai theo đạo Phật còn cần có lòng thành tâm hướng Phật, tụng kinh Sám Hối để giảm bớt nghiệp lực, tích phước đức để cuộc sống được ấm no hơn. Dưới đây là ý nghĩa của một số ngày rằm trong năm theo qua niệm Phật Giáo:
- Rằm tháng 4 Âm lịch: Ngày Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni ra đời, được tính là ngày đầu tiên trong năm theo lịch nhà Phật.
- Rằm tháng 5: Thánh tăng A La Hán Mahinda đặt chân lên đất Tích Lan, khai sáng nền đạo truyền thống Nam tông.
- Rằm tháng 6: Ngày Đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên.
- Rằm tháng 7: Ngày toàn thể chư tăng an cư kiết hạ và cũng là ngày Vu Lan Báo Hiếu.
- Rằm tháng 8: Chư tăng an cư và nghiêm trì giới luật.
- Rằm tháng 9: Đức Phật hoàn tất ba tháng thuyết giảng luận A Tì Đàm cho chư thiên và thân mẫu nghe. Đây cũng là ngày Đức Phật Di Lặc được hạ sanh, lớn lên và gia nhập tăng đoàn.
- Rằm tháng 10: Ngày Đức Phật gửi 60 vị A La Hán đi khắp nơi để truyền hóa chân lý.
- Rằm tháng 11: Đức A La Hán Sanghamittà mang theo một chiết nhánh cây Bồ Đề đến Tích Lan – nơi Đức Phật Thích Ca thành đạo tại Ấn Độ.
- Rằm tháng 12: Ngày Đức Phật đến Tích Lan sau 9 tháng Ngài thành đạo.
- Rằm tháng Giêng: Đức Phật tuyên bố ba tháng nữa, Ngài sẽ đại bát niết bàn.
- Rằm tháng 2: Ngày Đức Phật hướng dẫn tăng đoàn trở về Ca Tỳ La Vệ lần đầu tiên để độ cho vua cha đắc quả Nhập Lưu, đồng thời dắt La Hầu La xuất gia, đắc quả thành A La Hán.
- Rằm tháng 3: Đức Phật đến Tích Lan lần thứ 2, thuyết giảng về nguyên tắc sống chung hòa bình, từ bi và nhẫn nhục cho hai chú cháu tộc Nagas (đang giành ngai vàng).
Người chết vào ngày rằm tốt hay xấu?
Có không ít người lo sợ rằng, việc người thân mất vào ngày rằm – thời điểm mặt trăng lên cao trong tháng sẽ gây ra những điều xui xẻo, nặng nhất là bị trùng tang. Tuy nhiên, trên thực tế, đây không phải là một ngày không tốt như mọi người vẫn nghĩ.
Theo quan niệm của Phật giáo, ngày rằm là một ngày Sám Hối trong tháng. Do đó, theo cách tính trùng tang thì những ai mất vào ngày này sẽ rất tốt. Bên cạnh đó, người thân nên ăn chay, niệm Phật, tụng kinh Sám Hối để góp phần tăng phước báu, giảm bớt nghiệp cho người đã mất.
>>>Tham khảo:
- Linh hồn sau khi chết 3 ngày sẽ đi về đâu? Giải đáp bí ẩn
- Người chết sẽ đi về đâu trong 49 ngày? Những điều tâm linh kì bí
- Những phong tục chôn cất người chết ở Việt Nam
Những điều kiêng kỵ đối với người chết
- Không cho cha mẹ, con cái của người chết bị nạn sông nước vào vì lúc có mặt người thân, nạn nhân không thể cứu được, sẽ hộc máu mà chết.
- Không đưa xác người chết ở ngoài đường do tai nạn hay lý do bất đắc kỳ tử nào đó về nhà bởi người mất sẽ mang theo âm khí, không có lợi cho việc sinh sống, làm ăn của người thân trong gia đình, đồng thời cúng lễ ở nơi người thân gặp nạn.
- Nếu phát hiện người chết do thắt cổ, hãy sử dụng dao chém đứt sợi dây khi người đó còn treo lơ lửng chứ không tháo sợi dây ra. Việc dùng dao chém đứt sợi dây sẽ chấm dứt mối oan nghiệt của họ và gia đình người đó mới tránh họa chết vì thắt cổ.
- Kiêng cho cha mẹ đưa tang nếu con chết trước cha mẹ bởi đây là nghịch cảnh, gây cho cha mẹ nhiều nỗi đau thương.
- Kiêng nhập quan vào ngày xấu, giờ xấu và không hợp với tuổi người mất để tránh những chuyện chẳng lành.
- Kiêng để chó, mèo nhảy qua xác người chết để tránh hiện tượng “quỷ nhập tràng”.
- Kiêng sử dụng chung vật dụng, quần áo của người đang sống cho người chết, khiến cuộc sống của người còn sống không được trọn vẹn.
- Kiêng mặc áo hay nằm lên giường của người đã chết.
- Không nên trả lời tiếng gọi trong đêm mà chưa nhận rõ tiếng người gọi.
- Không để nước mắt người thân rơi vào thi hài người mất bởi như thế, con cháu sau này sẽ khó làm ăn và gây nên hiện tượng “quỷ nhập tràng”.
Như vậy, thông qua bài viết này, chúng ta có thể biết được, người chết vào ngày rằm không hề xấu như nhiều người vẫn nghĩ. Vì vậy, nếu chẳng may người thân mất đi vào ngày này, chúng ta cần tích cực ăn chạy, niệm Phật và tụng kinh Sám Hối để tạo phước đức cho bản thân và giúp người mất sớm được siêu sanh tịnh độ.