Hướng dẫn chi tiết việc chuẩn bị tang lễ tại gia cho người mất

Bất kỳ ai đều khó có thể tránh khỏi những lúc sinh lão bệnh tử. Ai cũng có thể rời khỏi thế giới này. Những lúc có người ra đi, gia đình thường là những người bối rối nhất. Tuy nhiên, tang lễ vẫn phải chuẩn bị đầy đủ để tiễn đưa người ấy đi con đường cuối cùng thật tử tế. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết chuẩn bị tang lễ tại gia.

Chuẩn bị tang lễ ở giai đoạn lâm chung

Những việc gia quyến cần làm trong giai đoạn lâm chung
Những việc gia quyến cần làm trong giai đoạn lâm chung
  • Gia đình cần chọn ra người đại diện quán xuyến sắp xếp mọi việc.
  • Quyết định an táng hoặc hỏa táng, căn cứ theo nguyện vọng của gia đình và người mất.
  • Liên hệ với dịch vụ mai táng để được hỗ trợ, giúp gia đình giảm bớt gánh nặng.
  • Ghi lại thời gian mất chính xác của người thân để làm lễ.
  • Lấy tay nhẹ nhàng vuốt mắt cho người mất để đôi mắt nhắm hẳn lại.
  • Vệ sinh cho người mất lần cuối: Thao tác nhẹ nhàng. Nên dùng rượu pha với nước ấm, chuẩn bị lá bạch đàn, lá tùng, lá điệp, lá mộc hoàn, lá hương nhu. Không có đủ 5 loại lá trên thì có thể thay thế bằng 5 loại lá có mùi thơm là được.
  • Làm nghi lễ Phạn Hàm: Để gạo, thẻ vàng nhỏ hoặc tiền đồng vào người người mất.
  • Khi chuẩn bị tang lễ cần đặt người mất nằm thẳng hai chân (dùng dây buộc 2 đầu ngón chân cái), 2 tay đặt lên bụng.
  • Lấy nải chuối xanh đặt lên bụng người đã khuất.
  • Cần đặt bàn nhỏ kê đầu giường: Một cây đèn dầu, một chén cơm đầy, một quả trứng luộc giữa chén cơm, cắm hai cây đũa tre lên.
  • Cần đặt bốn cây đèn cầy tại bốn góc giường.
  • Không được sức dầu thơm hoặc nước hoa lên thi thể người mất.

>>Tham khảo: Dịch vụ tang lễ trọn gói TPHCM mới nhất

Chuẩn bị đồ tang lễ khi tang sự diễn ra

Các công việc cần phải làm khi chuẩn bị tang lễ như sau:

  • Làm việc cụ thể, chi tiết với bên dịch vụ mai táng.
  • Xem kỹ thời gian tẩm liệm, nhập quan, di quan và động quan.
  • Báo tang cho bạn bè, hàng xóm, người thân…
  • Liên hệ với ủy ban nhân dân phường/ xã để lấy giấy chứng tử
  • Họp gia đình để phân công, sắp xếp công việc đến từ người: Ai là người lo việc tiếp khách, ai lo việc bếp núc ăn uống, ai lo việc chuẩn bị mồ mả, nơi gửi tro cốt…
  • Liên hệ nghĩa trang để chuẩn bị huyệt mộ hay nơi gửi tro cốt cần phải làm nhanh. Bởi sau 3 ngày tang lễ, thời gian trôi đi rất nhanh, cần hạn chế tối đa những việc không hay. Gia đình có thể nhờ đến dịch vụ mai tang để tham khảo những khu đất nghĩa trang đang trống, có phong thủy tốt.
Những nghi thức diễn ra trong tang lễ cần chuẩn bị
Những nghi thức diễn ra trong tang lễ cần chuẩn bị

Chuẩn bị tang lễ sẽ có các nghi thức

  • Trước hết là nghi thức tẩm liệm và nhập quan.
  • Lễ thành phục hay còn gọi là phát táng: Tức người thân chính thức chịu tang từ thời điểm này.
  • Lễ chiêu tịch điện nghĩa là lễ cúng cơm: Mỗi ngày, người thân cần cúng hai lần cho người đã mất đến khi động quan.
  • Lễ bài quan: Sẽ do đội nhân công của dịch vụ mai táng thực hiện.
  • Tiếp đó là lễ di quan và động quan.
  • Cuối cùng là lễ hạ huyệt hay còn gọi là hạ đài hóa thân.

Chuẩn bị đồ tang lễ khi nhập quan

Gia đình cần chuẩn bị tang lễ với những món đồ sau:

  • Hai bình hoa cúc, hai đĩa trái cây; nước suối, trà khô, nước trà; 6 ly cúng; 2 bó nhang; 1 tấm chiếu lớn; 1 bịch bánh gạo.
  • Mâm cúng chay hàng ngày: 3 chén cây gồm 1 đầy, 2 với; 2 đôi đũa tre; từ 3 đến 5 món chay.
  • Những món đồ như quan tài, vật phẩm đi kèm (hũ xieu, đèn cầy ly trang trí, bì thư…), đồ tang, đồ trang trí đám tang,… sẽ do bên dịch vụ chuẩn bị tang lễ cho gia đình. Gia đình sẽ bớt đi một ít công việc, giảm mệt mỏi căng thẳng.

Công việc cần làm khi thực hiện động quan

Các công việc phải làm trong lễ động quan
Các công việc phải làm trong lễ động quan

Chuẩn bị tang lễ trong giai đoạn động quan cần làm như sau:

  • Cúng trước khi động quan: Làm mâm cúng chay hàng ngày.
  • Cúng cáo đầu lộ và cúng huyệt mả hoặc đài hỏa táng cần chuẩn bị: 2 lọ hoa cúc, 2 đĩa trái cây, hai bộ tam sên, hai cặp đèn cầy ly nhỏ, giấy tiền vàng mã, nước suối nước trà.

Chuẩn bị đồ tang lễ sau tang sự

  • Thời gian tổ chức tang lễ theo đúng tục lệ là 3 ngày, có thể nhiều hoặc ít hơn tùy vào gia đình.
  • Thời gian chịu tang: Phân theo vai vế của các tầng lớp trong gia đình. Đại tang thường cần chịu tang 3 năm. Tiểu tang có thời gian chịu tang là 3 tháng, 5 tháng, 9 tháng hoặc một năm.
  • Sau khi tang lễ kết thúc, để dẫn vong linh về nhà, người thân cần chuẩn bị những công việc sau:
    • Cúng mở cửa mả: Cúng ba ngày: Tế Ngu – Yên Vị.
    • Cúng tuần 4 ngày hay còn gọi là cúng Chung Thất.
    • Cúng 100 ngày, còn gọi là cúng tốt khốc – thôi khóc.
    • Cúng giỗ đầu, gọi là cúng tiểu tường.
    • Cúng giỗ hết tang, gọi là cúng đại tường.

Lưu ý: Bàn thờ của người mất phải để riêng biệt, chưa được đưa lên bàn thờ tổ tiên để thờ chung.

Hy vọng với những hướng dẫn chi tiết về tang lễ của HoavienNirvana đã giúp gia quyến hiểu được chuẩn bị tang lễ cần làm những gì. Cố gắng nén đi bi thương để chuẩn bị đầy đủ tang lễ, tiễn đưa người mất đi đoạn đường cuối cùng bình an và an nhiên.

> Bài viết liên quan:

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *