Lễ Vu Lan – Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Ngày Vu Lan Báo Hiếu

Lễ Vu Lan được tổ chức vào ngày rằm tháng 7 (Âm lịch) hàng năm. Lễ Vu Lan là truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Đây là ngày lễ để con cái báo đáp công ơn sinh thành của cha mẹ, tìm về cội nguồn yêu thương.

Ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu, vậy nó có ý nghĩa gì và nguồn gốc của ngày lễ đó như thế nào? Cùng Wikihoavien.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Lễ Vu Lan là gì?

Lễ Vu Lan là ngày lễ báo hiếu, đây là một ngày lễ chính của Phật Giáo và phong tục của người Việt Nam chúng ta. Ngày lễ cũng trùng với ngày xá tội vong nhân theo phong tục của Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, bên cạnh đó ngày này cũng trùng với ngày Tết trung Nguyên của người Hàn.

Ngày lễ Vu Lan báo hiếu
Ngày lễ Vu Lan báo hiếu

Theo quyển “Đại Việt sử Ký toàn thư” của Ngô Sĩ Liên, lễ Vu Lan bồn du nhập vào Việt Nam rất sớm từ năm 1072, vua Lý Nhân Tông đã từng lập đàn cầu siêu cho cha mẹ. Qua thời gian, lễ Vu Lan không chỉ là một ngày lễ dành riêng cho Phật tử mà trở thành ngày lễ báo hiếu của tất cả người dân Việt Nam.

Chữ “Vu Lan” là cách gọi ngắn của từ “Vu Lan Bồn” (盂蘭盆), được chuyển tự thành từ “ullambhana” trong tiếng Phạn với nghĩa là “sự giải thoát”, chỉ sự giải thoát cho những kẻ khổ sở tột cùng ở địa ngục.

Vào ngày lễ Vu Lan, tại các chùa và hội đoàn Việt Nam thường có nghi thức “Bông hồng cài áo”.

Nghi lễ hoa hồng cài áo
Nghi lễ hoa hồng cài áo

Nghi thức cài áo bao gồm bông trắng và bông hồng. Người được cài bông hồng tức là người ấy còn Mẹ và bông trắng cho những ai mất mẹ, nhắc nhở về lòng hiếu thảo và tình người.

Lễ Vu Lan là ngày nào?

Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp tháng 7 Âm lịch hằng năm, mọi người con Việt Nam dù đang ở xa hay gần đều cùng nhau hướng về một ngày đại lễ vô cùng đặc biệt ngày Lễ Vu Lan.

Lễ Vu Lan là một ngày quan trọng trong đời sống tâm linh người Việt. Thường được tổ chức vào ngày 15/7 âm lịch hàng năm, đây là dịp mà những người con, cháu có thể tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ, đong đầy thêm tình cảm hiếu lễ, lòng biết ơn tổ tiên, cũng như những đóng góp to lớn của các anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước.

Nguồn gốc ngày Lễ Vu Lan Báo Hiếu

Vu Lan có nguồn gốc từ sự tích Đại Đức Mục Kiền Liên (một trong 2 đệ tử của Phật Thích Ca) đã cứu mẹ mình khỏi kiếp ngạ quỷ nhờ lòng đại hiếu công ơn. Vu Lan tiền thân là ngày lễ để tưởng nhớ công ơn của cha mẹ, cả kiếp này và kiếp trước.

Theo kinh Vu Lan, Đại Đức Mục Kiền Liên tu luyện nhiều phép thần thông để dùng phép nhìn khắp đất trời tìm mẹ của ông là bà Thanh Đề. Thấy mẹ mình gây nhiều ác nghiệp, bị sanh làm ngạ quỷ, đói khát và hành hạ khổ sở nên ông đã đem cơm xuống địa ngục để dâng mẹ.

Nguồn gốc Lễ Vu Lan
Nguồn gốc Lễ Vu Lan

Tuy nhiên, đói khát lâu ngày nên khi ăn, mẹ ông dùng một tay che bát cơm của mình nhằm mục đích không bị các cô hồn khác đến tranh cướp dẫn đến cơm bỗng chốc hóa thành lửa đỏ khi vừa đưa lên miệng.

Không thành, ông quyết tâm cứu mẹ bằng cách quay về tìm Phật (theo kinh Vu-Lan-bồn), Phật dạy: “Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày Rằm tháng bảy Âm lịch là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”.

Theo lời Phật, Mục Liên đã giải thoát được mẹ khỏi chốn ngục tù. Từ đó, Lễ Vu Lan được ra đời và ai muốn báo hiếu, giải thoát cho mẹ thì cứ làm theo cách này (Vu-Lan-Bồn Pháp).

Ý nghĩa của ngày Vu Lan báo hiếu

Ý nghĩa thực sự của Lễ Vu Lan chính là báo hiếu. Ngày lễ này nhắc nhở các thế hệ con cháu nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những thế hệ người đi trước. Lễ Vu Lan báo hiếu cũng giúp mỗi người tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hoá Phật giáo đó là “Từ, bi, hỷ, xả”, “vô ngã, vị tha”, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”…

Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan
Ý nghĩa ngày Rằm tháng Bảy ngày Lễ Vu Lan 

Vu Lan báo hiếu là nghĩa cử cao đẹp, nét đẹp trong văn hóa tâm linh cần đặc biệt được giữ gìn và nối tiếp ở thời điểm hiện tại và muôn đời con cháu sau này. Rằm tháng 7 cũng trúng dịp xóa tội vong nhân hay còn gọi nôm na là ngày cúng chúng sinh, lễ cúng các Cô Hồn, những vong linh không có nơi cư trú hay không có người thờ cúng lưu lạc nơi dương gian.

Việc báo hiếu cha mẹ không chỉ diễn ra duy nhất vào ngày này, mà nó cần cả một khoảng thời gian dài, cần cả một đời người để thể hiện. Lễ Vu Lan là dịp đặc biệt để dành riêng cho mỗi người bỏ hết những gánh nặng cơm áo gạo tiền, nhưng xô bồ bon chen chỉ sống đúng nghĩa một người con, mà nghĩ về cha mẹ mình. Một ngày mà những người chúng ta quỳ dưới chân cha mẹ bỏ qua tất cả quyền cao chức trọng, nghèo hèn đói rách chỉ làm con bình thường của cha mẹ mình mà thôi.

Với những ai không còn cha mẹ nữa, lễ Vu Lan là dịp để chúng ta báo ân mong sự tha thứ vì những lỗi lầm, những điều vẫn chưa thể thực hiện được khi người còn sống. Trong Phật giáo luôn có quan niệm “Vòng luân hồi” kiếp này và kiếp sau, con cháu quỳ dưới chân Phật xin “xá tội vong nhân” và cầu mong kiếp sau sẽ đầu thai báo hiếu cha mẹ mình cho đúng nghĩa hiếu.

Cần làm gì trong ngày Vu Lan

* Chuẩn bị mâm lễ cúng

Cúng là một nghi lễ truyền thống của người dân và Phật tử, đặc biệt là ngày Rằm và các đại lễ lớn trong năm như Vu Lan. Riêng lễ Vu Lan sẽ có tổng cộng 4 lễ cúng là cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên và cúng thí thực cô hồn.

Măm cơm cúng ngày Lễ Vu Lan
Mâm cơm cúng ngày Lễ Vu Lan

Trình tự cúng như sau: Cúng gia tiên ban ngày -> Làm lễ phóng sinh -> Cúng chúng sinh cho các vong hồn lang thang, đói khát (Xá tội vong nhân). Về cúng chúng sinh thì tốt nhất là thực hiện vào chiều tối, ngoài cổng và không cúng trong nhà.

* Ăn chay hành thiện tích đức

Không giết hại động vật, không ăn những thực phẩm từ động vật như tôm, cá, thịt trong ngày Rằm lễ Vu Lan sẽ tích được cho con cháu về sau và báo hiếu cho cha mẹ.

Ngoài ăn chay trong Chùa ngày lễ ra thì bạn có thể tự làm các món chay tại nhau thì ý nghĩa cũng đều như nhau. Ăn chay cực tốt cho sức khỏe và theo lối sống lành mạnh thời hiện đại.

* Đi chùa cầu bình an cho cha mẹ

Trong mùa Vu Lan, bạn nên dành nhiều thời gian hơn cùng gia đình để đi chùa thắp hương, cầu nguyện cho Phật che chở cho gia đình, cha mẹ được sống khỏe mạnh và tích nhiều công đức.

Với những ai không may mắn còn cha mẹ ở bên cạnh thì cũng cầu xin đức Phật dẫn lối chỉ đường cho cha mẹ theo ánh sáng nơi Phật pháp. Như vậy sẽ giúp cha mẹ an nghỉ nơi suối vàng, được siêu thoát.

Đi chùa cầu an cho cha mẹ

Đi chùa cầu an cho cha mẹ
Mùa Vu Lan báo hiếu

* Tặng quà cho cha mẹ

Một món quà ý nghĩa nhân ngày Lễ Vu Lan là điều bạn cần làm với các đấng sinh thành.

Dù món quà có rẻ tiền hay đắt đi chẳng nữa thì cũng thể hiện tấm lòng của bạn cho cha mẹ mình, và những người cha mẹ được nhận món quà từ chính tay con mình thì sẽ cảm thất ấm lòng biết bao. Nếu như không còn cha mẹ việc bạn sống hạnh phúc và vui vẻ sẽ là món quà ý nghĩa nhất đối với họ.

Với những thông tin mà Wikihoavien chia sẻ trên đây sẽ giúp cho mọi người hiểu hơn về ngày Lễ Vu Lan.

>>>Tham khảo:

Wiki Hoa Viên

5/5 - (2 bình chọn)
Tags: lễ vu lan ngay le vu lan bao hieu ram thang 7 vu lan vu lan bao hieu wikihoavien

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *