Nghĩa trang Văn Điển là khu địa táng của nghĩa trang lớn nhất Hà Nội (trước khi mở rộng) sẽ đóng cửa, hơn 1.000 hộ dân sẽ không phải chịu cảnh ô nhiễm. Các phương án nghĩa trang thay thế sẽ cách trung tâm 40-70 km.
UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 về việc cải tạo, nâng cấp để chuyển đổi nghĩa trang Văn Điển thành công viên nghĩa trang. Hình thức hung táng chỉ được thực hiện tại nghĩa trang Vĩnh Hằng, huyện Ba Vì.
Nội dung bài viết
Quy mô nghĩa trang Văn Điển
Nghĩa trang Văn Điển có tổng diện tích 182.340m2. Theo dự án cải tạo của UBND thành phố Hà Nội, phần diện tích này được mở rộng lên tới 195.481m2, trong đó gồm đất nghĩa trang hiện có 176.870m2, đất mở rộng 18.091m2, đất xen kẹt 519m2.
Mục tiêu là xây dựng nghĩa trang thành mô hình công viên nghĩa trang không hung táng, chỉ hỏa táng và lưu tro, xây dựng các nhà lưu tro và các công trình dịch vụ khác.
Khi trở thành công viên nghĩa trang, toàn công viên sẽ được phân thành nhiều khu khác nhau. Bao gồm khu mộ cao cấp, khu để tro, đài hóa thân, khu hành chính, khu vườn hoa, cây xanh…cùng với đó là một tháp lưu tro cao 5 tầng và bãi đỗ xe rộng trên 5.000 m2.
Cụ thể khu vực này sẽ xây dựng ba khu vực chứa các lọ tro. Nhà lưu tro 2 tầng được xây dựng với diện tích rộng hơn 6.000 m2, chứa khoảng 40.800 lọ tro, gồm 6 nhà (6.800 lọ tro/nhà). Nhà lưu tro 3 tầng có diện tích xây dựng rộng hơn 5.000 m2, chứa khoảng 50.520 lọ tro, cũng gồm 6 nhà (8.420 lọ tro/nhà). Hai tháp lưu tro cao 5 tầng, chứa khoảng hơn 9.200 lọ tro.
Nhà lưu tro hiện có (nằm hai bên đài hóa thân hoàn vũ) gồm hai nhà, chứa hơn 8.200 lọ tro, vẫn được giữ lại. Khu mộ cao cấp nằm ở phía Tây, khu đất hiện đang an táng các phần mộ dành cho cán bộ cao cấp của thành phố cũng được giữ nguyên, cải tạo cảnh quan, xây dựng hàng rào ngăn cách có trang trí hoa văn giả cổ, phù hợp với tiêu chí công viên nghĩa trang.
Khu vườn hoa cây xanh với diện tích đất khoảng 49.000 m2. Khu nhà lưu tro cao 2 – 3 tầng được xây dựng với hình thức kiến trúc mái vát dán ngói, hoa văn trang trí theo phong cách giả cổ. Tháp lưu tro 5 tầng được xây dựng dạng tháp thông tầng lên đến đỉnh mái, tạo khoảng thông thoáng bên trong, có cửa sổ dạng vòm.
Khu giả sơn sẽ được bố trí dạng đồi đất nhân tạo, tạo hình bậc thang với bức tường ngăn cách từ hướng Tây Bắc sang Đông Bắc phía trong, bên dưới có giả suối và các cầu cong nhỏ bằng bê tông để đa dạng về hình thích kiến trúc và loại hình lưu tro theo hướng phong thủy.
Khu đài hóa thân sẽ được giữ nguyên theo hiện trang, có cải tạo chỉnh trang.
Địa điểm, vùng miền
Nghĩa trang Văn Điển thuộc xã Tam Hiệp và Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km về phía Nam, nghĩa trang văn điển là nơi an táng của rất nhiều người dân Thủ Đô.
Theo quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 “Cải tạo nâng cấp để chuyển đổi nhiệm vụ nghĩa trang Văn Điển” được UBND TP phê duyệt, khu đất nghiên cứu làm dự án có ranh giới phía Đông Bắc Phan Trọng Tuệ, phía tây nam giáp Công ty vật liệu xây dựng Đại La, các phía còn lại giáp đất thổ canh Tam Hiệp.
Chủ đầu tư
Được biết, Nghĩa trang Văn Điển thuộc quản lý của UBND Thành phố Hà Nội, xây dựng vào năm 1957.
Theo như UBND thành phố Hà Nội, thời gian tới nghĩa trang Văn Điển sẽ được xây dựng thành mô hình công viên nghĩa trang, không hung táng, chỉ hỏa táng và lưu tro.
Giới thiệu dự án
Ngày 29/06/2010, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội đã ra thông báo số 970/TB-LĐTBXH về việc tiếp nhận an táng tại công viên Nghĩa trang Vĩnh Hằng từ ngày 16/7/2010 và ngừng hung táng tại nghĩa trang Văn Điển từ ngày 15/7/2010.
Sau 50 năm hoạt động, nghĩa trang Văn Điển đã dừng hoạt động hung táng chuyển đổi chức năng nhiệm vụ nghĩa trang sang phục vụ hoả táng, lưu giữ bình tro và hình thành công viên nghĩa trang.
Theo thông tin mới nhất từ UBND TP Hà Nội, việc quy hoạch nghĩa trang Văn Điển sẽ vẫn giữ lại 15.800m2 cho khu mộ cao cấp, là nơi an táng vĩnh viễn cán bộ cao cấp. Khu này sẽ được cải tạo cảnh quan, xây dựng hàng rào ngăn cách trang trí hoa văn giả cổ cho phù hợp với tiêu chí công viên nghĩa trang.
Khu nhà tang lễ sẽ được thiết kế theo kiểu kiến trúc giả cổ, mái vắt dán ngói, đắp hoa văn trang trí theo lối cổ phù hợp với kiến trúc Đài hóa thân.
Giám đốc Sở Quy hoạch – kiến trúc Hà Nội Tô Anh Tuấn cho biết, đơn vị này đã giới thiệu hai địa điểm thay thế khi nghĩa trang Văn Điển đóng cửa là nghĩa trang Yên Kỳ (huyện Ba Vì) phần mở rộng và nghĩa trang xây mới tại Bắc Sơn (huyện Sóc Sơn) – cách trung tâm thành phố 40-70 km.
Hiện tại, đã có một số nhà đầu tư có nguyện vọng xin đầu tư xây dựng nghĩa trang tập trung cho Hà Nội như: Công ty Hoa Sen, Công ty An Lạc Viên, Công ty Du lịch Bình Minh, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội…
Hiện đã có 2 nhà thầu đang lập quy hoạch, xin đầu tư theo hình thức xã hội hóa với dự án mở rộng nghĩa trang Yên Kỳ khoảng 150ha, nghĩa trang Bắc Sơn (Sóc Sơn) với diện tích tương đương.
Theo quy định của Nhà nước, khoảng cách từ các nghĩa trang hà nội đến các khu dân cư tối thiểu gần nhất là 1,5km với các nghĩa trang hung táng còn 5km đối với những nghĩa trang chọn một lần để không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh và môi trường sống.
Tuy nhiên sự phát triển đô thị và sự ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến những khu vực nhạy cảm này là hết sức quan trọng. Điển hình như nghĩa trang văn điển, ban đầu nghĩa trang thành phố này được đặt khá xa trung tâm Hà Nội, nhưng hiện nay khu vực này được coi là nơi ô nhiễm nhất của thủ đô Hà Nội.
Bảng giá lưu tro cốt tại nghĩa trang Văn Điển
Ngày 31/3, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 1335/QĐ-UBND về việc ban hành giá dịch vụ nghĩa trang (giá vị trí lưu giữ tro cốt, giá nhập mộ và giá trông nom, chăm sóc mộ) tại Nhà tro 3 tầng nghĩa trang Văn Điển,Hà Nội.
Giá vị trí lưu giữ tro cốt tại Nhà tro 3 tầng:
Giá vị trí lưu giữ tro cốt tại tầng 1:
Hàng 2: 15.310.000 đồng/ô.
Hàng 1+3: 14.240.000 đồng/ô.
Hàng 4+5: 11.980.000 đồng/ô.
Giá vị trí lưu giữ tro cốt tại tầng 2:
Hàng 2: 8.400.000 đồng/ô.
Hàng 1+3: 7.820.000 đồng/ô.
Hàng 4+5: 6.250.000 đồng/ô.
Giá vị trí lưu giữ tro cốt tại tầng 3:
Hàng 2: 7.090.000 đồng/ô.
Hàng 1+3: 6.600.000 đồng/ô.
Hàng 4+5: 5.270.000 đồng/ô.
Giá trông nom, chăm sóc mộ (ô tro cốt): 350.000 đồng/ô tro cốt/năm.
Giá nhập mộ (ô tro cốt):
Giá nhập mộ đầy đủ các công tác (Vận chuyển tiểu; Đặt tiểu; Gắn bia, lắp đặt bát hương, lọ hoa, mâm bồng): 506.000 đồng/mộ.
Giá nhập mộ không có công tác gắn bia, lắp đặt bát hương, lọ hoa, mâm bồng: 360.000 đồng/mộ.