Mỗi một tôn giáo tại Việt Nam đều có tín ngưỡng và quan niệm riêng trong việc tổ chức tang lễ. Tuy nhiên đều có chung một mục đích là mong muốn các linh hồn của người đã khuất được siêu thoát, an nghỉ khi về trời. Vậy các nghi thức viếng đám tang công giáo là gì? Có những điều nào cần phải trong đám tang công giáo lưu ý? Cùng tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết
Các nghi thức viếng đám tang công giáo cần biết
Có phải bạn đang muốn biết trong đám tang công giáo cần có những nghi thức nào không? Không để bạn đợi lâu, dưới đây sẽ là lời giải đáp!
Lễ tang công giáo đầu tiên: Cầu nguyện cho người hấp hối
Theo phong tục của những người theo đạo công giáo, khi gia đình có người thân sắp lâm chung do bệnh hay tuổi cao, dù đã nằm viện nhưng vẫn phải thu xếp và mời Cha đến Ban Phép Bí Tích cuối cùng.
Còn trong đám tang công giáo, người thân đang hấp hối, con cháu của người đó và cộng đồng sẽ xức dầu xung quanh giường bệnh cho người đó. Mục đích là giúp người sắp mất được an tâm trước khi nhắm mắt xuôi tay.
Sau khi người thân qua đời, tiếng chuông sầu trong nhà thờ công giáo sẽ ngân vang từng hồi, vọng khắp nơi theo quy ước Nam thất, Nữ cửu. Việc này đồng nghĩa với việc xác thực họ đã qua đời và lan truyền tin tức đến những người xung quanh.
Người trong đạo công giáo có người qua đời, mọi người chẳng ai bảo ai đều sẽ tạm ngưng công việc, tiến hành đọc kinh và cầu nguyện, phụ giúp gia đình làm tang lễ để tiễn đưa người đã khuất đoạn đường cuối cùng.
Các nghi thức lễ tang công giáo khi người thân lâm chung
Nghi thức viếng đám tang công giáo đầu tiên mà mỗi gia đình cần làm là lập ban tang lễ để phụ trách, điều hành việc tang ma cho người đã khuất. Trong ban lễ tang không thể thiếu người hộ lễ, người thu lễ và người chấp hiệu.
Tiếp đó là cần tắm rửa cho người quá cố. Chỉ nên dùng khăn ướt lau mặt, chải tóc và buộc lại cho ngay ngắn. Lấy khăn lau thân thể, tứ chi. Tiếp theo là cắt móng tay móng chân, mặc lại quần áo cho người đã mất. Cuối cùng là đặt người khuất vào một nơi sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng.
Gia chủ sẽ dán cáo phó để những người xung quanh biết về tang lễ, ngày giờ mất, khi nào động quan, ngày an táng và đừng quên ghi tên thánh của người đã mất.
Không thể thiếu là nghi thức tang lễ công giáo nhập liệm. Khi đã tới giờ, gia đình, hàng xóm và những người theo đạo công giáo sẽ cùng đọc kinh, hát thánh ca trước khi Cha làm lễ. Bàn thờ trong đám tang phải đặt di ảnh của người mất và bát hương, thêm một bình hoa huệ trắng, một cây thánh giá, trước nhà thì treo cờ báo tang.
Khách khứa tới viếng sẽ thực hiện nghi thức lạy để thể hiện lòng tôn kính đối với người đã khuất. Còn tang quyến phải trả lễ để bày tỏ lòng biết ơn những người đã dành thời gian tiễn đưa người thân của mình trong đoạn đường cuối cùng. Nếu khách tới viếng 2 lạy thì người nhà sẽ trả lễ một lạy, viếng 3 đến 4 lạy thì người nhà trả lễ hai lạy.
>>Tham khảo:
Lễ di quan, động quan hạ huyệt theo công giáo
Lễ di quan, động quan hạ huyệt trong nghi thức viếng đám tang công giáo đầu tiên là người nhà sẽ đọc kinh quanh quan tài người mất. Còn anh em đạo tùy sẽ làm lễ bái quan. Sau đó, linh cữu của người đã mất sẽ được đưa vào nhà thờ để làm lễ.
Khi di quan, động quan, theo truyền thống của đạo công giáo thì người cầm bát hương sẽ đi trước. Nối tiếp là người cầm di ảnh của người đã mất. Tiếp theo sẽ là quan tài và con cháu. Cuối cùng là những người cùng đi đưa, tiễn người đã khuất.
Sau khi đã tiễn người đã khuất về nơi an nghỉ cuối cùng, những người thân, họ hàng làng xóm láng giềng xung quanh sẽ tập trung cầu nguyện cho người chết trong ba ngày liên tục kể từ ngày an táng. Điều này giúp người đã khuất được thanh thản, yên tâm an nghỉ.
Những lưu ý cần biết khi tham dự nghi thức viếng đám tang công giáo
Không nói chuyện, cười đùa khi tham dự tang lễ: Bởi tang lễ là nơi trang nghiêm, lịch sử, đầy nước mắt và đau thương. Tham dự tang lễ không được nói chuyện quá lớn, cười đùa hay hò hét ầm ĩ.
Hạn chế sử dụng điện thoại khi tham dự: Trong tang lễ tuyệt đối không được xuất hiện loa đài, tivi ồn ào. Bởi vậy người tham dự tang lễ không nên để chuông điện thoại quá lớn. Chỉ nên để ở chế độ im lặng hoặc rung để không làm ảnh hưởng đến các nghi thức viếng đám tang công giáo.
Cần lựa chọn trang phục phù hợp: Tất cả mọi người tới tham dự tang lễ phải ăn mặc kín đáo và tối màu. Không được mặc những bộ đồ có màu sắc rực rỡ, phản cảm, khiến người khác chú ý. Nam giới nên mặc áo sẫm màu cùng quần tây. Nữ giới nên ăn mặc đơn giản, áo thun với quần jean hoặc quần vải.
Bên trên là tất cả thông tin và những lưu ý về nghi thức viếng đám tang công giáo. Hy vọng qua đó, bạn đã biết được sự khác biệt trong tang lễ công giáo và tang lễ truyền thống Việt Nam.
> Tham khảo: