Tháng 7 Âm Lịch – Những Quan Niệm Sai Lầm, Phi Thực Tế

Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch hàng năm được gọi là tháng cô hồn. Nhiều người cho rằng, trong tháng này, ma quỷ hoạt động mạnh nên cần phải kiêng kị để cuộc sống được an yên, công việc làm ăn thuận lợi, gặp nhiều may mắn. Theo các chuyên gia, những quan niệm này là sai lầm, phi thực tế.

Được biết, Rằm tháng 7 có 2 lễ lớn đó là lễ Vu Lan và lễ xá tội vong nhân. Đức Phật dạy các Phật tử rằng muốn báo hiếu bố mẹ thì cử hành lễ Vu Lan để cầu siêu cho các đấng sinh thành và làm lễ xá tội vong nhân để cúng cho linh hồn đang còn vất vưởng không nơi nương tựa.

Tháng cô hồn - những quan niệm sai lầm
Tháng cô hồn – những quan niệm sai lầm

Tuy nguồn gốc khác nhau, cả 2 lễ cúng lớn trong tháng 7 đều chứa đựng ý nghĩa nhân văn cao cả, đó là đề cao báo hiếu và làm phúc bố thí.

Theo lời khuyên của Phật giáo, ngày nào cũng là ngày tốt và tháng nào cũng là tháng tốt, kiêng kị và né tránh là điều hoàn toàn không nên. Chỉ cần mỗi chúng ta sống luôn tích đức, làm nhiều việc tốt và không phạm phải những điều xấu, hạn chế sát sinh nhất là trong những ngày Rằm và mùng 1 thì tự nhiên vận may sẽ đến.

Cũng theo hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Phật giáo Việt Nam – quan niệm của người Việt không có tháng cô hồn, mà chỉ có tháng xá tội vong nhân.

Xem thêm:

Những quan niệm sai lầm về tháng 7 âm lịch

Không mua sắm trong tháng cô hồn

Từ lâu, nhiều người truyền nhau những điều phải kiêng kị để tránh gặp tai họa, xui xẻo trong “tháng cô hồn”như không mua sắm nhà cửa, xe cộ, thậm chí là điện thoại trong tháng 7 âm lịch. Và thực tế, chợ búa, trung tâm thương mại vẫn được giao dịch trong những tháng này.

Kiêng kị mua xe trong tháng 7 âm lịch
Kiêng kị mua xe trong tháng 7 âm lịch

Không làm nhà trong tháng cô hồn

Từ trước đến nay dân gian vẫn quan niệm không được làm nhà cửa trong tháng 7 âm. Do nước ta thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới, tháng 7 âm lịch đồng thời tương ứng với mùa mưa. Đây cũng là khoảng thời gian có mưa nhiều nhất trong năm, do đó tháng 7 cũng được dân gian gọi là tháng ngâu. Vì vậy, những việc lớn như động thổ, đào móng hay đổ mái nhà khi gặp mưa xuống sẽ khiến gia chủ rất vất vả. Mưa nhiều còn gây ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ xây dựng. Nguyên nhân này được cho là hợp lý hơn cả và cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất khiến mọi người tránh động thổ, xây cất nhà cửa vào tháng 7 âm lịch, lâu dần tạo thành thói quen trong dân gian.

Không nên xây nhà trong tháng cô hồn
Không nên xây nhà trong tháng cô hồn

Kiêng cưới hỏi

Cưới xin là chuyện hệ trọng cả cuộc đời con người nên được chuẩn bị rất kĩ càng. Người ta thường nói “đầu xuôi đuôi lọt”, cho nên việc có được một đám cưới suôn sẻ, nhiều niềm vui sẽ là khởi đầu cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Người xưa kiêng kị tổ chức đám cưới trong tháng cô hồn: Các gia đình kiêng kị vì sợ rằng cuộc sống hôn nhân của vợ chồng trẻ sau này có thể bị chia cắt, buồn khổ như vợ chồng Ngưu lang chức nữ; gia đình làm ăn lụn bại; vợ chồng ngoại tình, con cái khó dạy bảo; đau bệnh triền miên.

Tuy nhiên, đây chỉ là quan niệm của người xưa, không có một cơ sở khoa học nào chứng minh những điều này sẽ trở thành hiện thực. Vẫn có những đôi trẻ vì kế hoạch sự nghiệp, vì lí do cá nhân… vẫn tổ chức đám cưới trong tháng cô hồn và sống với nhau hạnh phúc.

Kiêng kị tổ chức đám cưới
Kiêng kị tổ chức đám cưới

Không cắt tóc trong tháng 7 âm lịch

Theo quan niệm của dân gian, tóc là một phần của con người. Theo tâm linh những ngày đầu tháng hoặc đầu năm không nên cắt tóc bởi cắt là mất, nếu vẫn thực hiện sẽ dễ gặp xui xẻo, bị ốm đau, bệnh tật, thậm chí gây ảnh hưởng đến tài vận, sự nghiệp của người đó. Nhất là trong tháng cô hồn, nếu không kiêng kị rất dễ bị “ma trêu quỷ hờn”. Vì vậy, theo quan niệm dân gian thì tốt nhất không nên cắt tóc trong những ngày ma quỷ hoành hành bởi có thờ có thiêng, có kiêng có lành.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cúng Ngày Rằm Tháng 7

Dưới góc nhìn của các chuyên gia, thực chất việc kiêng cắt tóc trong tháng cô hồn là điều kiêng kị truyền miệng. Cho đến nay chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh việc kiêng cắt tóc trong tháng cô hồn là đúng hay sai. Có thể do tâm linh, phong tục, tập quán, nhiều người thường quan tâm đến những điều kiêng kị như đầu tháng mồng 1 kiêng cắt tóc, kiêng đi thăm phụ nữ đẻ.. Cũng có thể do bản lĩnh của mọi người ngày một yếu, dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều sự tác động bên ngoài trong cuộc sống, cân nhắc, tính toán đến cái được, cái mất, sự hợp tan, thăng quan tiến chức… Vì vậy họ tìm đến những biện pháp “cứu chữa” bằng tâm linh như đi giải hạn, đi lễ và kiêng kị nhiều hơn.

Những điều kiêng kị vô lý khác

Bên cạnh việc băn khoăn tháng cô hồn có nên cắt tóc không, nhiều người còn kiêng ra đường, kiêng đi chơi về khuya, kiêng phơi quần áo ban đêm, kiêng chụp ảnh, không nhổ lông chân, không treo chuông gió đầu gường. Theo truyền thuyết dân gian, đây đều là những điều kiêng kị tuyệt đối tránh trong tháng cô hồn để có cuộc sống êm đẹp, không bị ma quỷ quấy nhiễu trong tháng 7 âm lịch. Tuy nhiên, đạo phật không dạy con người phải kiêng trong tháng cô hồn. Nếu tâm sáng, lòng thanh tịnh thì ngày nào cũng là ngày tốt đẹp, việc kiêng kị là phản khoa học.

Thay vì cúng bái, tôn thờ những điều mê tín, con người nên hướng tới những điều thiện, như xá tội vong nhân và báo hiếu với cha mẹ, ông bà.

Tham khảo:

Wiki Hoa Viên

5/5 - (2 bình chọn)
Tags: kieng ki ram thang 7 lễ vu lan le xa toi vong nhan nguu lang chuc nu quan niem sai lam ve thang 7 am lich ram thang 7 thang co hon thich bao nghiem wikihoavien

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *