[Lý giải] – Tại sao phải đốt đèn dưới quan tài?

Tham dự một tang lễ, bạn sẽ thấy rất nhiều điều thần bí. Chẳng hạn như vì sao phải che mặt người đã khuất, vì sao phải che toàn bộ gương trong nhà hay vì sao phải che đi bàn thờ… Hiện tại vẫn chưa thể lý giải tất cả thủ tục, nghi thức trong tang sự. Do đó, một vài người vẫn còn đang thắc mắc tại sao phải đốt đèn dưới quan tài. Để lý giải nghi vấn này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân và xuất xứ của việc đốt đèn dưới quan tài

Đốt đèn dưới quan tài từ đâu mà có?
Đốt đèn dưới quan tài từ đâu mà có?

Để hiểu rõ hơn về tại sao phải đốt đèn dưới quan tài, trước hết hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và xuất xứ. Ở thời Tam Quốc Gia Cát Lượng 6 lần ra Kỳ Sơn đánh với Tư Mã Ý, đến lần thứ 6, Gia Cát Lượng xem Thiên tượng thấy sao bổn mạng của ông bị lu mờ và rời khỏi vị trí.

Ông cho rằng mình sắp chết nên đã gọi tướng thân cận là Khương Duy, dạy bảo và trao tướng lệnh. Gia Cát Lượng dặn rằng: “Khi ta chết tuyệt đối không cho quan sĩ khóc và để tang, để ta đặt ngồi trên một chiếc ghế, tay phải cầm quạt lông, tay trái cầm cuốn bình thơ, đôi mắt lấy kim nhỏ chỏi mí lên, dưới đích ghế chong một ngọn đèn.”

Ngọn đèn này sẽ giúp cho cơ thể Gia Cát Lượng “vững như núi Thái Sơn”, từ đó Tư Mã Ý sẽ không biết được ông đã mất. Nhờ vậy, sĩ quân của Gia Cát Lượng đã rút quân về Tây Thục an toàn, không gặp bất kỳ nguy hiểm gì.

Có thể thấy Gia Cát Khổng Minh Ông đã dùng thuật chong đèn để ếm sao bổn mạng không cho rơi tắt, mục đích là muốn đánh lừa Tư Mã Ý và bảo vệ đội quân của mình. Từ đó đến nay mới xuất hiện thủ tục đốt nến dưới quan tài người đã chết. Tuy nhiên hiện nay đã có một số dẫn chứng khác lý giải về vấn đề này.

Giải thích tại sao phải đốt đèn dưới quan tài

Lý do phải đốt đèn dưới quan tài
Lý do phải đốt đèn dưới quan tài

Bên trên chỉ là một câu chuyện được lưu truyền lại từ thời xa xưa tới nay để giải thích tại sao phải đốt đèn dưới quan tài. Ngày nay, nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra những lý do khác thuyết phục hơn.

Thi thể của người đã khuất để lâu sẽ có mùi hôi. Nhờ có đèn, mùi hôi sẽ bay đi nhanh, không lưu lại trong nhà. Như vậy sẽ không khiến những người còn ở lại cảm thấy khó chịu, gợi nhớ đến người đã mất và thêm đau lòng, buồn phiền.

Xét theo phương diện tâm linh thì có giải thích, đốt đèn dưới quan tài của người chết để xua đuổi khí lạnh, giữ ấm cho vong linh. Từ đó có thể bảo toàn vong linh được nguyên vẹn, thuận lợi đầu thai ra kiếp mới. Cũng có một số nơi giải thích rằng đốt đèn để vong linh tìm được đường về hay xua đuổi đi những linh hồn khác có ý xấu.

>>>Tham khảo:

Khám phá ý nghĩa của đèn cầy trong tang lễ

Qua các thông tin phía trên, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu tại sao phải đốt đèn dưới quan tài. Để khám phá sâu hơn về vấn đề này, cùng tìm hiểu ý nghĩa của đèn cầy trong tang lễ.

Ý nghĩa của đèn cầy

Ý nghĩa của cây đèn cầy trong tang lễ
Ý nghĩa của cây đèn cầy trong tang lễ

Đèn cầy hay còn được gọi là nến, thường được sử dụng trong tang lễ vì chúng có màu đỏ – thể hiện sự kính trọng, thiêng liêng với người đã khuất. Tuy nhiên đèn cầy khác với ngọn nến thông thường là có chiều dài tương đối và một đầu nhọn.

Sở dĩ đèn cầy được sử dụng nhiều bởi theo quan niệm dân gian, đèn cầy tượng cho cho hai vị sứ giả dẫn hồn là Hắc Vô Thường và Bạch Vô Thường. Hai vị sứ giả này sẽ phụ tránh đưa linh hồn của những người đã khuất an toàn đến U Minh Giới. Tại đây, linh hồn sẽ được phán xét, luận tội và được đưa đi đầu thai.

Đèn cầy – Vật mang lại phước lộc cho gia chủ

Ngoài ý nghĩa bên trên thì đèn cầy còn là vật mang lại phước lộc cho gia chủ. Theo các thông tin phía trên, chúng ta đều biết rằng đèn cầy được dùng tại nghi lễ bái quan dành cho người đã khuất. Bên cạnh đó vẫn còn một điều mà không ai có thể lý giải được, đó là sau nghi thức, đèn cầy sẽ được gia quyến giữ lại và luôn thắp ở ban thờ thần tại gia. Vì sao?

Quan niệm xưa nói rằng, cặp đèn cầy mang lộc khí lớn, có thể giúp gia quyến đổi vận. Thậm chí nó còn có tác dụng là xua đuổi tà ma, xua tan tất cả những điềm xui xẻo. Gia quyến chỉ cần thắp lên và khấn vái thì mọi chuyện mong ước sẽ thành sự thật. Hoặc nếu gia đình có con nhỏ hay khóc lúc đêm hoặc gia đình không hoà thuận, lục đục thì chỉ cần thắp đèn cầy và khấn xin người đã khuất.

Vì cặp đèn cầy vô cùng linh, mang phước lộc đến cho gia đình nên gia chủ tuyệt đối không được đưa cho bất kỳ ai, nhất là những người có tà niệm xấu. Đồng thời, tuyệt đối không được cắt đèn cầy thành từng mảnh nhỏ. Nếu những điều trên xảy ra, tương lai gia quyến sẽ phải đối diện với nhiều điều không may.

Bài viết đã đưa ra các lý do giúp bạn lý giải tại sao phải đốt đèn dưới quan tài. Hy vọng qua đây, bạn đọc đã thêm hiểu về thủ tục trong nghi thức đám tang tại Việt Nam.

Tham khảo:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *