Người ta thường nói, con người mất ở đâu, linh hồn sẽ quanh quẩn ở đó. Vì vậy, khi chứng kiến người thân mất tại bệnh viện, nhiều người thường sẽ thắc mắc, không biết linh hồn của họ có trở về nhà được hay không. Trong bài viết này, Hoa Viên Nirvana sẽ giải đáp thắc mắc “người chết ở bệnh viện có về nhà được không” một cách chi tiết nhất!
Nội dung bài viết
Người chết ở bệnh viện có về nhà được không?
Bất cứ ai khi sinh ra cũng đều muốn được ra đi trong chính ngôi nhà của mình, được nhìn thấy con cháu quây quần bên giường và thực hiện di nguyện cuối cùng. Tuy nhiên, với những ai mất vì bệnh hay tai nạn khi đang điều trị ở bệnh viện đều khó có thể nhìn thấy đầy đủ người thân, con cháu bên cạnh. Bên cạnh đó, người ta thường quan niệm, người mất ở đâu, linh hồn sẽ lang thang ở nơi mình qua đời. Vì vậy, có không ít người thắc mắc, liệu người chết ở bệnh viện có về nhà được không?
Theo những gì ghi chép của ông bà xa xưa, người chết ở bệnh viện hoàn toàn có thể theo người thân của mình trở về nhà bằng những nghi thức phù hợp và cần phải hộ niệm, trợ duyên cho người mới mất.
Vì sao cần hộ niệm và trợ niệm cho người vừa qua đời?
Tìm hiểu về hộ niệm
Đây là một thủ tục cần thực hiện cho người bệnh trước lúc đi xa (tức di chuyển trong một khoảng cách xa, cụ thể là từ bệnh viện về nhà). Hộ niệm nghĩa là giúp người sắp chết được “chánh niệm”, tức nhắc nhở người bệnh nhớ đến Đức Phật để tâm thanh tịnh, không còn nhớ đến những chuyện bụi trần. Dưới sự chở che của Đức Phật, con người trước lúc lâm chung sẽ không còn đau đớn về thể xác lẫn tinh thần, giúp họ ra đi thanh thản và nhẹ nhàng hơn.
Tìm hiểu về trợ niệm
Khi bác sĩ bệnh viện thông báo cho gia đình về tình trạng bệnh nặng hay chuyển biến nặng của người thân, khó có thể qua khỏi và chỉ có thể lưu lại trần đời trong khoảng thời gian ngắn ngủi thì gia đình sẽ nói với người bệnh, thuyết phục họ về nhà thực hiện trợ niệm. Công tác trợ niệm sẽ được tiến hành vào thời điểm người thân chưa trút hơi thở cuối cùng, kể cả trong những giây phút nguy kịch. Nói cách khác, trợ niệm có nghĩa là người thân hỗ trợ người bệnh, người sắp qua đời niệm Phật trước khi rời khỏi trần thế.
Trong những giây phút sắp lìa đời, người bệnh cần phải giữ cho tâm thanh tịnh, cảm nhận những điều tốt đẹp và thiện chí xung quanh thì mới có thể rời bỏ hồng trần mà không còn vương vấn hay oán than gì. Theo quan niệm của Đức Phật, việc trợ niệm sẽ giúp người bệnh không mất đi chánh niệm, cùng nhất tâm niệm Phật với mọi người.
Trong thời gian trợ niệm, người thân trong gia đình không được phép khóc lóc thương tiếc bởi điều này sẽ khiến người bệnh buồn rầu, khó có thể rời đi.
Sau khi người thân mất ở bệnh viện và được mang về nhà, gia đình tiếp tục trợ niệm cho người đã mất. Bởi theo quan niệm xưa, trong khoảng tám tiếng đồng hồ sau khi mất, linh hồn con người vẫn chưa thực sự rời bỏ thể xác mà thần thức vẫn còn đó. Do đó, đây là thời điểm gia đình cần niệm Phật để hương linh có thể cảm nhận và đi theo sự hướng dẫn của Đức Phật, tiến về miền cực lạc.
Cần chú ý gì khi tổ chức tang lễ cho người chết từ bệnh viện trở về nhà?
Việc người thân ra đi để lại một nỗi buồn sâu thẳm cho người thân, nhưng không vì thế mà chúng ta quên đi việc tổ chức tang lễ. Trong thời khắc quan trọng này, gia đình cần phải tỉnh táo và hoàn thành bổn phận đón người chết ở bệnh viện về cúng kiếng. Khác với công tác tổ chức đám tang như thông thường, chúng ta cần lưu ý một số điều sau để linh hồn người đã khuất có thể về nhà đoàn tụ cùng con cháu:
Tiếp tục hộ niệm
Người mất ở bệnh viện có thể về nhà, do đó, gia đình cần tiếp tục hộ niệm cho người thân sau khi qua đời. Ngoài việc niệm Phật, chúng ta cần canh thời gian hộ niệm Phật chuẩn xác bởi thời gian tám tiếng đầu vô cùng quan trọng. Toàn bộ gia quyến và người thân cần toàn tâm, toàn ý thực hiện hộ niệm để người thân sớm tìm đường giải thoát đến miền cực lạc.
Một số lưu ý khi hộ niệm
- Tránh hắt hơi hay ho bên cạnh người mất. Tốt nhất, gia đình cần giữ khoảng cách hai mét tối thiểu với người đã khuất.
- Không để chó mèo, ruồi muỗi hay côn trùng chạm vào người thân.
- Luôn giữ không khí trang nghiêm, yên tĩnh để người đã khuất có thể nghe thấy tiếng niệm Phật.
- Gia đình nhất tâm niệm Phật, không nghĩ đến những chuyện khác.
- Không khóc lóc khổ sở, bày tỏ nỗi bi thương trong 8 – 12 giờ đồng hồ đầu.
- Toàn bộ gia quyền ngồi ngay ngắn, thẳng hàng thẳng lối và không được đi qua đi lại hay gây mất tập trung cho những người hộ niệm.
- Chuẩn bị một chiếc mâm nhôm và đặt lên đó một dĩa muối mè, một chén cơm, một cây đèn dầu lửa và đặt trước đầu người đã khuất.
- Tổ chức tang lễ theo nghi thức thông thường.
Như vậy, qua bài viết này, chúng ta đã biết được người chết ở bệnh viện có về nhà được không và cần làm gì khi di chuyển người thân từ bệnh viện trở về nơi an nghỉ cuối cùng. Ngoài ra, chúng ta cũng cần lưu ý một số nguyên tắc khi hộ niệm để tránh gây lưu luyến trần đời cho người đã khuất nhé!
Xem thêm: