Nghi lễ đám tang của người Việt bao gồm nhiều quy trình. Đây là những quy trình mà người sống thực hiện với người chết để bày tỏ tình yêu cũng như sự thương nhớ. Phong tục, lễ nghi, nghi thức cũng là một nét văn hóa độc đáo cần phải tổ chức trang nghiêm, chu đáo. Dưới đây là các nghi thức đám tang cần làm trước và sau an táng.
Nội dung bài viết
Các nghi lễ đám tang trước an táng cần làm
5 nghi lễ đám tang cần thực hiện trước an táng mà gia quyến cần biết
Phát tang
Chủ lễ sẽ là người thực hiện phát tang. Số khăn tang, mũ mấn được đặt đủ với số con cháu và được đặt vào một chiếc mâm trên hương ăn. Khi chủ tế làm lễ thì con cháu sẽ quỳ dưới chiếu. Làm lễ kết thúc thì chủ tế hoặc con trưởng sẽ phát khăn tang cho mọi người. Những người vắng mặt, khăn tang sẽ được để lại lên mâm.
Con trai, con gái và con dâu bắt buộc phải thắt khăn tang, đội mũ mấn và buộc một vòng dây chuối ngang người. Còn với con rể chỉ cần chít khăn tang, không cần phải đội mũ mấn.
Phong tục để tang xưa: Tang cha me thì thắt khăn sổ mối (dài ngắn khác nhau nếu bố mẹ hai bên có người còn sống, nếu đã mất hết thì để bằng nhau). Vợ để tang chồng cũng chỉ chít khăn sổ mối, một dải dài một dải ngắn. Còn chồng để tang vợ chỉ quấn vòng tròn quanh đầu. Màu sắc của khăn tang sẽ phân chia theo thứ bậc.
- Khâm liệm là gì? Khâm niệm người chết cần chuẩn bị những gì?
- Cải táng mộ, di dời nghĩa trang cũ nên cải táng mộ về đâu?
Phúng viếng
Ngày xưa, đám tang thường bắt đầu từ 3 đến 4 giờ chiều hôm trước và kết thúc vào 9 đến 10 giờ sáng ngày hôm sau. Từ lễ phát tang đến trước khi quay cữu là khoảng thời gian để thân nhân, bà con, họ hàng làng xóm đến viếng. Kể từ lúc nào, người con trai trưởng luôn phải đứng bên cạnh ban thờ vong để cảm ơn những người đến phúng.
Đối với người đến phúng cần đúng thành hàng trang nghiêm trước hương án. Một người đại diện nói lời chia buồn với gia quyến. Sau đó dành một phút mặc niệm với người quá cố.
Tế vong
Nghi lễ đám tang tế vong được thực hiện khi người đến phúng viếng vãn dần. Ở phía cuối sân, đối diện với bàn thờ vong cần kê thêm một chiếc bài, trên bày một bình hương, một chai rượu nhỏ, một đĩa xôi và một đĩa thịt luộc. Chủ tế lần lượt dâng từng thứ lên bàn thờ vong, mỗi lần dâng sẽ có một bài tế riêng.
Quay cữu
Quay cữu sẽ tiến hành đúng 12 giờ đêm. Trước khi làm lễ, chủ tế sẽ làm lễ tế. Quan tài phải được quay theo chiều ngang của ngôi nhà, đầu hướng vào phía bàn thờ, chân hướng ra cửa.
Tế cơm
Trước khi cất đám khoảng một tiếng cần phải làm lễ tế cơm. Xới một bát cơm tẻ, thêm một quả trứng luộc, một đĩa muối trắng và một chén nước lã. Chủ tế sẽ lần lượt dâng từng thứ lên bàn thờ vong.
Các nghi thức đám tang sau an táng
3 nghi lễ đám tang sau an táng cần thực hiện là:
Cất đám
Đến giờ đưa tang, thầy cúng sẽ đọc văn tế. Đọc xong thì thầy cúng đi và trong nhà, cầm dao chém lên mặt áo quan 3 nhát với mục đích để gọi phạt mộc, xua đuổi ma tà, ác quỷ quấy nhiễu linh hồn. Sau đó thì đậy kín nắp quan tài, đám tang khởi hành.
Thứ tự đúng: Phật đình – Long kiệu – Cờ phướn – Cậu kiều (nếu người đã khuất quy phật) – Linh sa – Cờ táng – Phường kèn – Xe tang – Con cháu – Hàng xóm láng giềng.
Con trai trưởng sẽ phải đi song song với quan tài. Trên suốt chặng đường sẽ thổi kèn, đánh trống, đánh phèn để xua đuổi tà ma, ác quỷ. Người xưa còn có phong tục, khi đưa tang con trai tưởng phải chống gậy tre, đi xuôi (tang cha); chống gậy võng, đi giật lùi (tang mẹ).
Hạ huyệt
Nghi lễ đám tang hạ huyệt, con trưởng lấp hòn đất đầu tiên. Tiếp đó, anh em, con cháu lần lượt ném một nắm đất vào huyệt mộ, thể hiện ý nghĩa con cái đắp mộ cho cha mẹ. Lúc này, mộ chỉ được đắp sơ sài rồi phủ thêm vài mảng cỏ, thắp hương và d đặt bát cơm bông lên mộ.
Làm xong đám tang, con cháu phải trở về bằng con đường khác. Tuyệt đối không được đi lại đường cũ và không được khóc, như vậy hồn người chết sẽ biết và theo về.
- Có nên mua đất mộ khi người thân vẫn còn khỏe mạnh? Tại sao phải mua đất dưỡng sinh?
- Tại sao người xưa chọn mộ luôn chọn thất đất mộ tọa sơn vọng thủy?
Rước vong về thờ
Ảnh, bát hương cùng mâm ngũ quả thờ trên linh sa bắt buộc phải rước về và đặt lên bàn thờ. Theo phong tục xưa cần lập mộ ban thờ ở ngay nơi mà trước kia người quá cố đã nằm. Hai bên bàn thờ cần treo các câu đối thành hai hàng dọc. Nên nhớ, trên bàn thờ phải có hương khói, đèn nhanh.
Thực hiện đầy đủ lễ an táng để bày tỏ tình cảm của những người ở lại dành cho người đã mất. Đồng thời cũng giúp người đã mất được an nghỉ, yên tâm bước vào cuộc sống mới. Hy vọng những thông tin phía trên của Hoa Viên Nirvana Việt Nam đã giúp cho gia quyến biết các nghi lễ đám tang cần thực hiện trước và sau an táng.
>>Tham khảo: