Từ thời xa xưa, người ta vẫn quan niệm, bát hương là nơi giáng ngự của ông bà gia tiên. Do đó, việc thắp hương được xem như hành động kết nối giữa hai thế giới âm – dương, giúp gia tiên lắng nghe được lời thỉnh cầu, cầu nguyện của con cháu. Vì vậy, việc nắm rõ cách thắp hương theo đúng lễ nghi của người Việt là vô cùng quan trọng.
Nội dung bài viết
Đi tìm nguồn gốc của tục thắp nhang
Theo lịch sử, thắp nhang là phong tục của Ấn Độ, xuất hiện cách đây 5700 năm. Có rất nhiều hình vẽ, hình chạm mô tả nghi thức này trong các đền thờ vua chúa Ai Cập. Đến năm 618, có một vị cao tăng đến từ Ấn Độ đã mang hương trầm sang Trung Quốc, khởi nguồn cho nghi thức thắp nhang và phát triển ngày càng mạnh mẽ.
Tại Việt Nam, việc thắp nhang đã trở thành phong tục truyền thống và được thực hiện vào những ngày quan trọng của gia đình Việt như ngày Tết, lễ Vu Lan, lễ Phật Đản, Tết Nguyên Tiêu, Rằm tháng 7,… Nghi thức này đã đi sâu vào đời sống văn hóa tinh thần của người Việt và trở thành nét đẹp truyền thống thiêng liêng. Hầu hết mọi người đều tin rằng, làn khói bay lên từ nhang đã vô tình kết nối hai thế giới âm – dương, giúp ông bà tổ tiên nghe được lời cầu nguyện, cúng kiếng của con cháu.
Cách thắp hương đúng cách theo lễ nghi người Việt
Khi thắp hương, người Việt thường chọn số lượng hương thắp là các con số lẻ bởi theo quan niệm phong thủy, số chẵn tượng trưng cho những điều xui rủi. Ngược lại, số lẻ sẽ mang đến nhiều tốt lành và may mắn hơn. Theo đó, số lượng hương sẽ có ý nghĩa như sau:
- 1 nén nhang: Thể hiện tấm lòng thành kính của hậu thế với ông bà tổ tiên.
- 2 nén nhang: Viếng linh cữu của người mất và trong thời gian tang sự.
- 3 nén nhang: Đại diện cho Tam Bảo, Tam Giới, Tam vô lậu học của nhà Phật hoặc Tam thời.
- 5 nén nhang: Đại diện cho 5 mệnh trong Ngũ hành. Cách thắp hương này chỉ được áp dụng khi quốc gia, dòng tộc có những sự kiện trọng đại với ý nghĩa tốt lành.
- 7 nén nhang: Được sử dụng trong trường hợp gia đình mời cùng lúc Thiên tướng và Thần linh.
- 9 nén nhang: Được sử dụng để cầu nguyện Thập Đại Diêm Vương, Ngọc Hoàng Đại Đế cứu khổ, cứu nạn khi con người gặp bế tắc, không có sự giúp đỡ nào.
Trong các gia đình hiện nay, cách thắp hương với số lượng 1 và 3 được áp dụng khá nhiều. Vào buổi sáng, gia chủ sẽ thắp 1 nén nhang trên bàn thờ ông Thần Tài – Thổ Địa để cầu mong một ngày mới buôn may bán đắt, suôn sẻ.
Thắp nhang đúng cách khi đi chùa
Khi đi chùa, bạn chỉ nên thắp 1 nén nhang ở mỗi bát hương (tối đa 6 nén nhang) để hạn chế gây hỏa hoạn và ô nhiễm môi trường. Số lượng hương không tỷ lệ thuận với lòng thành kính của con người, do đó, việc thắp nhang nhiều hay ít đều không quá quan trọng mà cốt lõi chính là lòng thành tâm hướng Phật của chúng ta.
Một số lưu ý để thắp hương đúng cách
Khi thắp nhang ở ngoài đường xá, đình miếu, làn khói được xem như lời mời. Các vong linh chưa thể siêu thoát sẽ có thể kéo đến, nhất là vào tháng 7 Âm lịch. Do đó, không chỉ biết cách thắp hương đúng cách, chúng ta cần có lời khấn, mời đích danh vong linh của người mình cầu về hiến hưởng thì người đó mới có thể chứng giám lòng thành. Còn nếu không có lời cầu khấn, lễ vật đó được xem hư là vô chủ nên có thể có nhiều loại cô hồn đến thụ hưởng.
Khi thắp hương, chúng ta nên dùng hai tay để cắm từng nén vào bát nhang sao cho ngay thẳng, không cong vênh, tượng trưng cho tấm lòng ngay thẳng của mình, nhất là khi bạn cầu may mắn, thịnh vượng, suôn sẻ trong công việc làm ăn. Có như vậy thì lời khấn mới có thể hiệu nghiệm bởi lúc này, gia tiên, ông bà mới có thể lắng nghe được những lời thỉnh cầu của con cháu.
Thứ tự thắp nhang đúng cách, đúng lễ nghi người Việt
Ngoài cách thắp hương đúng cách, chúng ta cũng cần nắm rõ thứ tự thắp hương để tránh phạm tội bất kính với bề trên. Hầu hết các gia đình hiện nay đều có thể thờ Phật, thờ gia tiên, thờ Thần Tài – Thổ Địa nên thứ tự thắp hương chuẩn sẽ được quy định như sau:
- Bàn thờ Phật.
- Bàn thờ gia tiên.
- Bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa.
- Bàn thờ ông Táo.
- Bàn thờ người mới mất.
- Bàn thờ cúng cô hồn.
Trên đây là những cách thắp hương và các lưu ý quan trọng khi thắp nhang theo lễ nghi người Việt. Bên cạnh đó, khi thắp hương, chúng ta không nên dùng nhang giả hoặc nhang điện, nhang tẩm hóa chất độc hại để tránh phạm tội với bề trên, không thể kết nối thế giới âm – dương cũng như gây độc hại cho sức khỏe con người.
Xem thêm: