Cách đặt tên cho vong linh thai nhi trước khi cầu siêu mới nhất

Để vong linh thai nhi sớm được siêu thoát, không còn vương vấn trần gian hay oán hận cha mẹ vì không được ra đời, chúng ta cần phải đặt tên cho bé trước khi thực hiện nghi thức cầu siêu. Hãy cùng Hoa Viên Nirvana tìm hiểu cách đặt tên cho vong linh thai nhi hay và ý nghĩa nhé!

Có không ít người thắc mắc, không biết có nên đặt tên cho thai nhi hay không. Theo quan niệm tâm linh, việc đặt tên cho thai nhi chẳng may chết trong bụng mẹ là vô cùng cần thiết và quan trọng.

Vì sao nên đặt tên cho vong linh thai nhi?

Với những ai phá thai hay bị sảy thai, hoặc vì lý do gì đó mà không thể sinh ra đứa trẻ trong bụng thì cần phải thực hiện nghi thức cầu siêu cho thai nhi. Đây là việc làm vô cùng quan trọng bởi những thai nhi không được ra đời sẽ rong chơi quanh quẩn bên bố mẹ để tìm mọi cách đầu thai về nhà đó. Vì vậy, việc cầu siêu sẽ giúp bé xóa bỏ tâm niệm hay nỗi oán hận với cha mẹ mà dễ siêu thoát hơn.

Việc đặt tên cho vong linh thai nhi là vô cùng cần thiết
Việc đặt tên cho vong linh thai nhi là vô cùng cần thiết

Việc cầu siêu cho các bé cần phải thực hiện đúng nghi thức, không được tổ chức tùy tiện. Và trước khi thực hiện cầu siêu, cha mẹ cần đặt cho con một cái tên bởi nó sẽ giúp các bé như được công nhận mình là một con người, là con của cha mẹ và nhận được sự quan tâm của những người yêu thương mình. Ngoài ra, việc này sẽ giúp cha mẹ dễ dàng gọi tên con và tổ chức nghi thức cầu siêu hơn.

Chúng ta đừng nghĩ rằng, con đã mất thì việc đặt tên hay không cũng không còn là vấn đề đáng lưu tâm. Việc đặt tên cho con và thắp hương, thờ phụng trong nhà sẽ giúp bé được gia tiên, ông bà đón nhận, đỡ phần nào vất vưởng. Các trường hợp không thể đặt tên trẻ trước bàn thờ gia tiên có thể ra chùa, dâng lễ nhỏ thành tâm, kính lễ xin đặt tên cho bé trước ban Tam Bảo.

Xem thêm:

Cách đặt tên cho vong linh thai nhi

  • Không nên đặt tên cho các bé như biệt danh, ví dụ: Cu Tý, bé Đỏ, bé Tèo, Cún,… mà đặt tên như một tên bình thường, ví dụ: Nguyễn Văn A, Phan Thị B,…
  • Khi đặt tên, chúng ta có thể lấy họ cha hay mẹ đều được.
  • Trong trường hợp không biết con là trai hay gái, chúng ta nên chọn những tên dùng được cho cả hai giới như: Trần Huỳnh Thanh, Vương Bình Minh,…
  • Có thể đặt tên cho bé hai chữ như: Trần Phương, Nguyễn Vũ,…

Việc đặt cho trẻ một cái tên đẹp sẽ giúp thai nhi bớt cảm thấy lạc lõng, cô đơn và đau khổ khi không thể làm người, nhất là với những trường hợp phá thai. Những thai nhi bị bỏ sẽ rất tủi thân, tủi phận về một số kiếp không may mắn như bao đứa trẻ khác. Mang trong mình những mặc cảm ấy, vong linh đứa bé muốn được công nhận là một con người bởi thực chất, các bé là một con người.

Cách đặt tên cho vong linh thai nhi
Cách đặt tên cho vong linh thai nhi

Văn khấn khi chọn cách đặt tên cho vong linh thai nhi

“ Nam mô a di đà phật (3 lần)
Con tên là … người yêu con tên là… chúng con đã có với nhau một đứa con nhưng do hoàn cảnh con đã không giữ được cháu, nay con nhớ đến con của con nên con muốn đặt cho cháu tên. Con xin được đặt tên cho cháu là:…. Ngày ….. tháng ….. năm ………… này con làm lễ cầu siêu chuyển cảnh giới cho con của con, con xin các chư vị cho con của con lên chùa…………..  để được siêu sanh tịnh độ.”

Nếu thai nhi đã mất là con của bạn với chồng thì mua ít hoa quả thắp hương trước bàn thờ gia tiên và khấn:

“ Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy các đấng thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại hôm nay là ngày…tháng…năm…con sắm lễ vật dâng lên trước án, kính cẩn thưa trình. Con với chồng con năm…(năm bé mất, nếu không nhớ năm thì thôi) đã bỏ một thai nhi do hoàn cảnh không giữ được. (Nếu thai hỏng thì khấn do vợ chồng con không có duyên với cháu). Nay vợ chồng con nhớ đến cháu xin các vị thần linh và tiên tổ nội ngoại cho con đặt tên cho cháu là:… Và cho cháu được về nhà thụ hưởng lộc cùng tổ tiên và công nhận cháu là con cháu họ… (họ của chồng). Ngày …. tháng ….. năm ……., Vợ Chồng con tổ chức lễ cầu siêu chuyển cảnh giới cho cháu tại chùa…… Hôm đó con xin tổ tiên ông bà cho phép cháu lên chùa làm lễ.
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần ) “

Trước ngày làm lễ bạn thắp 1 nén nhang khấn:

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần) Con lạy các đấng thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại ngày mai … tháng ….. năm ……  con làm lễ cầu siêu cho con của con tại chùa …… Con xin các quan thần linh, tổ tiên ông bà cho cháu được lên chùa làm lễ.

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

Văn khấn vong linh thai nhi, giúp bé dễ siêu thoát hơn
Văn khấn vong linh thai nhi, giúp bé dễ siêu thoát hơn

Trên đây là những thông tin cần thiết cũng như cách đặt tên cho vong linh thai nhi mới nhất. Hy vọng qua bài viết này, chúng ta sẽ biết cách trân trọng các bé hơn, tránh phá thai bởi như thế sẽ khiến bé cảm thấy vô cùng tủi thân, cô đơn và lạc lõng.

>>Tham khảo:

3.5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *